Difference between revisions of "User:Sanphangutcvn"

(Created page with "== Tìm hiểu sàn phẳng không dầm là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và các bước thi công== Sàn phẳng là gì? Chúng có những ưu điểm vượt t...")
 
(Proposed for deletion)
 
Line 108: Line 108:
  
 
Lĩnh vực xây dựng phát triển nhanh chóng và công nghệ sàn không dầm là một bước đột phá lớn trong ngành xây dựng và trong việc thi công nền móng hiện đại. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
 
Lĩnh vực xây dựng phát triển nhanh chóng và công nghệ sàn không dầm là một bước đột phá lớn trong ngành xây dựng và trong việc thi công nền móng hiện đại. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
 +
{{delete|nonsense, possible advertising. Also, a lot of these types of user pages don't have any visible activity on AoPS besides the advertisement.}}

Latest revision as of 10:05, 30 December 2024

Tìm hiểu sàn phẳng không dầm là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và các bước thi công

Sàn phẳng là gì? Chúng có những ưu điểm vượt trội nào trong cách thức hoạt động? Loại sàn phẳng này có nên sử dụng không và có thể ứng dụng vào các công trình xây dựng như thế nào? Để tìm lời giải đáp hãy cùng Sàn Phẳng UTC tìm hiểu thông tin qua nội dung dưới đây của bài viết.

Sàn phẳng là gì?

Sàn không dầm (còn gọi sàn phẳng không dầm) là một biện pháp thi công được thiết kế tính năng không cần sử dụng các dầm chịu lực như các loại sàn truyền thống. Sàn phẳng không dầm được liên kết trực tiếp với hệ thống cột trụ của công trình để hỗ trợ trọng lực bởi các thanh đỡ và các cột chịu tải trong công trường.

Cụ thể, các bản lề và bản lưới bằng thép được sử dụng để chịu tải trọng và truyền lực sang các cột hoặc nền móng, đồng thời dùng các lớp vữa hoặc bê tông đặt lên bề mặt của bản lề và bản lưới để tạo ra một mặt sàn liên kết và chắc chắn.

Các loại sàn phẳng không dầm thường được làm bằng bê tông cốt thép hoặc thép tấm có độ dày và chiều cao khác nhau tùy thuộc và cách bố trí thép sàn không dầm và yêu cầu của công trình. Với những đặc điểm hiện đại giúp tối giản sức lực con người, không khó để hiểu vì sao quy trình thi công sàn phẳng không dầm lại là một biện pháp hữu ích trong thiết kế thi công.

Đặc biệt, sàn không dầm có hai điểm nổi bật đáng chú ý nhất đó là tính kinh tế và tính kỹ thuật. Vì sàn không dầm sử dụng nhựa tái chế có hình hộp hoặc quả bóng để thay chỗ cho phần bê tông thiếu hụt.

Đồng thời, những phần bê tông này tham gia vào việc chịu lực ở giữa bản sàn, vì vậy những quả bóng bằng nhựa tái chế sẽ được sử dụng để thay vào vị trí của bê tông, thiết kế này giúp nâng cao khả năng vượt nhịp lên 50% và giảm nhẹ trọng lượng của kết cấu khối cấu trúc.

Cấu tạo sàn phẳng không dầm

Hiểu đơn giản về cấu trúc của sàn không dầm gồm những yếu tố như:

Tấm thép lưới phía trên Quả bóng hoặc hộp rỗng được sử dụng từ nhựa tái chế Tấm thép lưới phía dưới Hệ sàn không dầm có cơ chế hoạt động theo 2 phương và được kết hợp thông qua các phương pháp liên kết trực tiếp giữa các khối rỗng và thép.

Quả bóng hoặc hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế có vai trò giảm thiểu lượng bê tông cốt thép không cần thiết.

Quy trình thi công được tiến hành bằng cách kết hợp các vùng lưới thép với các lỗ rỗng tạo thành các quả bóng nhựa, hệ sàn này có thể tối ưu hóa cấu trúc bê tông, bao gồm các vùng chịu mô men uốn và chịu lực cắt.

Toàn bộ quá trình xây dựng sàn cần chú ý đến các điểm đặc thù hình học cơ bản của từng bộ phận để có thể hiểu rõ cơ chế như cần chú ý đến lưới thép gia cường những trái bóng nhựa rỗng.

Bộ phận lưới thép gia cường có vị trí trong việc phân bổ và định vị chính xác các quả bóng để giữ cho chúng ở vị trí cố định và duy trì định dạng cho hệ thống.

Từ lúc đó, một hệ thống rất nhiều các dầm chữ “L” được tạo ra bởi kết quả định dạng của những quả bóng sẽ dầm nhau ở cả 2 phương.

Sau khi bê tông được đổ vào hệ thống liên kết giữa thép và các quả bóng, kết quả sẽ thu được một tấm sàn rỗng không dầm hai phương.

Hệ thống sàn này được tạo ra nhằm đảm bảo an toàn, chắc chắn và tiết kiệm vật liệu.

Ưu và nhược điểm của sàn phẳng không dầm

Sàn không dầm là một giải pháp xây dựng hiện đại và tiết kiệm vật liệu, tuy nhiên nó cũng có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm của sàn không dầm

Sàn không dầm có Khả năng chịu lực và giảm tải trọng xuống móng Sàn bê tông không dầm có độ cứng chống uốn lên tới gần 87% so với sàn đặc và có khả năng chịu lực tương đương, mặc dù lượng bê tông sử dụng vào chỉ khoảng 50% so với các loại sàn thông thường.

Ngoài ra, dù có chiều dày khác nhau thì sàn bê tông không dầm vẫn có khả năng chịu tải gấp đôi so với sàn thông thường, và có thể giảm đến 65% lượng bê tông sử dụng.

Sàn không dầm giúp Tiết kiệm chiều cao cho công trình xây dựng và linh hoạt trong thiết kế Phương pháp sàn không dầm giúp tiết kiệm chiều cao và chi phí xây dựng cũng như vật liệu nhiều so với sàn dầm truyền thống, đồng thời tạo ra nhiều không gian sử dụng có diện tích rộng hơn.

Ngoài ra, bằng việc dựa vào ưu điểm giảm chiều cao tổng thể của công trình giúp giải pháp này tăng thêm công dụng cho ngôi nhà, đặc biệt là với nhà phố và nhà phố 3 tầng.

Lý do được cho là bởi vì những ngôi nhà này sẽ thường gặp vấn đề trong việc diện tích chiều ngang ngôi nhà bị hạn chế nên biện pháp được ứng dụng nhiều nhất là xây cao lên để lấy phần không gian thay thế cho bề ngang.

Bên cạnh đó, việc bản thân kết cấu giảm trọng lượng cũng cho phép kết cấu dùng sàn phẳng sẽ được nhịp lớn hơn và thuận tiện cho việc bố trí hệ thống kỹ thuật và hỗ trợ kiến trúc thông thoáng.

Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại hình nhà ở và công trình xây dựng, đồng thời có ưu điểm tính cách nhiệt và cách nhiệt âm tốt.

Giúp đẩy nhanh Tiến độ thi công Việc thi công sàn bê tông không dầm giúp giảm hoàn toàn quy trình cốp pha của dầm chính và dầm phụ.

Điều này dẫn đến quá trình thi công đơn giản vì chỉ cần lắp ráp và nhờ giảm tải trọng, lượng thép sử dụng trong sàn cũng giảm đi đáng kể.

Đồng thời, lượng bê tông cần dùng cũng tiết kiệm được khoảng 35% so với loại sàn dầm truyền thống.

Bên cạnh đó, thời gian lắp dựng mỗi sàn cũng được rút ngắn xuống còn khoảng 5-7 ngày và việc giảm trọng lực của tấm sàn cũng như tải trọng trên phần móng công trình có thể giảm kích thước của hệ kết cấu cột, móng và vách.

Giúp Thân thiện với môi trường Trong việc làm giảm đi các phần bê giữa của tiết diện sàn đem đến nhiều lợi ích cho quá trình thi công.

Có thể kể đến như giúp giảm sự tác động đến môi trường thông qua việc sử dụng ít các tài nguyên và một số vấn đề phát sinh trong công trình.

Nhược điểm của sàn không dầm là gì? Dù là một giải pháp mang nhiều ưu điểm, tuy nhiên sàn không dầm vẫn tồn tại một số nhược điểm cần được giải quyết.

Đẩy nổi: Tình trạng xô lệch bóng hay đẩy nổi tấm sàn thường xảy ra trong quá trình đổ bê tông nhưng chất lượng cốt pha không được kiểm soát và đảm bảo khiến lớp bảo vệ cho bê tông đỉnh quả bóng bị mỏng.

Ảnh hưởng này khiến chiều dày sàn tăng hơn so với thiết kế ban đầu gây tác động không tốt đến cấu trúc công trình.

Rỗ đáy: Hiện tượng rỗ đáy thường xuất hiện ở một vài công trình khi mới áp dụng công nghệ sàn không dầm.

Hiện trạng thể hiện rõ rệt khi ván khuôn được lấy ra, xuất hiện tình trạng nhìn thấy được đáy quả bóng từ một vài vị trí gây mất mỹ quan cho công trình và chất lượng sàn không được đảm bảo.

Nhược điểm đáng lưu ý khác là vấn đề tính toán cũng như lên kế hoạch cho các phương án chịu tải trọng của sàn bê tông không dầm có phần khá rắc rối và phức tạp.

Do đó, việc này yêu cầu sự tỉ mỉ trong thiết kế và các cấu trúc phải được tính toán kỹ để đảm bảo được chất lượng ổn định cho sàn.

Tìm hiểu thông tin: Sàn không dầm dày bao nhiêu? So sánh độ dày và khả năng chịu lực với sàn có dầm.

Các bước thi công sàn phẳng

Các bước thi công sàn phẳng không dầm được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Thực hiện việc rải lớp thép dưới sàn bằng cách sử dụng lưới thép hàn đều hoặc lưới thép buộc đều được bởi vì mặt sàn là mặt phẳng.

Bước 2: Đặt panel hộp hoặc hình bóng được chế tạo tại khu nhà máy và chuyển đến công trình. Panel được yêu cầu sử dụng vật liệu nhựa tái chế nhẹ và phải dễ lắp đặt thủ công với tốc độ cao.

Bước 3: Lắp thép ở lớp trên, bởi vì thép ở lớp trên chủ yếu đã được cấu tạo trong panel nên yêu cầu chỉ việc bổ sung thép mũ cột và thép gia cường.

Bước 4: Bước chống nổi, được sử dụng bằng các phụ kiện chống nổi với cách thức là ghim panel vào cốp pha để tác động lực đẩy nổi khi tiến hành đổ bê tông.

Bước 5: Đến quá trình đổ bê tông, ngoài việc sử dụng những bê tông thương phẩm thông dụng thì các bước và quy trình đổ được tiến hành tương tự các công trình khác.

Tìm hiểu thêm một số thông tin:

Lĩnh vực xây dựng phát triển nhanh chóng và công nghệ sàn không dầm là một bước đột phá lớn trong ngành xây dựng và trong việc thi công nền móng hiện đại. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

This article has been proposed for deletion. The reason given is: nonsense, possible advertising. Also, a lot of these types of user pages don't have any visible activity on AoPS besides the advertisement..

Sysops: Before deleting this article, please check the article discussion pages and history.